So sánh sản phẩm
chọn tối đa 4 sản phẩm

CFA là gì? Chứng chỉ CFA
Ngày đăng: 08:34:57 29-07-2016
A. CFA là gì?
Chartered Financial Analysis - CFA là một chứng chỉ dành riêng cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: chứng khoán, đầu tư và quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính.
CFA là một chương trình chuẩn toàn cầu để đánh giá năng lực của nhà phân tích tài chính trên cơ sở củng cố và phát triển những kiến thức cơ bản của đầu tư. Các thí sinh sẽ phải trải qua 3 vòng thi CFA, từ trình độ 1 đến 3, với thời gian là 6 tiếng cho mỗi kỳ để đánh giá khả năng áp dụng những quy tắc đầu tư ở mức độ chuyên nghiệp cao. Thông thường, mỗi kỳ thi đòi hỏi ít nhất 250 giờ học để chuẩn bị và phụ thuộc vào trình độ của từng thí sinh. Hàng năm, các kỳ thi CFA được tổ chức ở hơn 70 quốc gia trên thế giới. Điều kiện đầu tiên để được hành nghề với vị trí phân tích tài chính chuyên nghiệp, bạn phải đỗ 3 kỳ thi nói trên. Hơn nữa bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực đưa ra quyết định đầu tư. Ngoài ra, bạn còn phải là thành viên của Hiệp hội CFA (CFA Institute).
Như vậy, nói một cách đơn giản thì CFA được dùng để đánh giá trình độ của những chuyên gia tài chính ‘cao cấp’ và được quốc tế công nhận. Trước đây, các thí sinh Việt Nam thường phải ra nước ngoài, nhất là các nước Châu Á, để thi CFA nhưng hiện nay các cuộc thi CFA đã được tổ chức ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ năm 2011, các thí sinh Việt Nam đã có thể thi Level I ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cả 2 đợt tháng 6 và tháng 12.

*Các trung tâm luyện thi CFA có uy tín ở Việt Nam:
     1. AFTC
     2. FTMS
     3. Stalla
     4. Thư quán doanh nhân

B. CFA– Văn bng vượt tri trong lĩnh vc đu tư
Thị trường tài chính bùng nổ tại VN kéo theo nhu cầu nhân sự ngày càng lớn, đặc biệt là nhân sự quản lý cấp cao có Bằng hành nghề CFA (dành cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực chứng khoán, đầu tư và quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính).
Bằng CFA được chấp nhận trên toàn thế giới (do Học viện CFA của Mỹ cấp khi đã qua ba kỳ kiểm tra khắt khe). Hiện có hơn 40 công ty quản lý quỹ, 100 công ty chứng khoán, hàng loạt ngân hàng có bộ phận đầu tư đang hoạt động, mỗi đơn vị chỉ cần khoảng 2 – 3 nhân viên có CFA thì nhu cầu đã lên con số hàng trăm. Mặc dù số lượng học viên đăng ký học và dự thi lấy chứng chỉ này ngày một tăng, nhưng hiện nay cả nước chỉ có khoảng hơn vài mươi người có bằng CFA.
Bà Nguyễn Ngọc Bảo Châu – Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Quản lý quỹ Hợp Việt cho biết: “Để lấy được CFA phải trải qua một kỳ thi rất khó và vì chương trình đào tạo về tài chính của các trường đại học khác nhiều so với nội dung của CFA nên thí sinh VN gặp nhiều bất lợi. Hơn nữa, tiếng Anh là một rào cản khiến nhiều người không dễ vượt qua để tham gia kỳ thi này”. Các thí sinh sẽ phải trải qua ba vòng thi, từ trình độ 1 – 3, với thời gian 6 tiếng đồng hồ cho mỗi vòng thi. Trung bình mỗi kỳ thi tại TP.HCM có khoảng 350 thí sinh thì ở cấp độ 1 là 250 người, cấp độ 2 khoảng 90 và cấp độ 3 chỉ có 10 người.
Theo chị Lê Thị Trà My – Trung tâm Đào tạo FTMS: “Số người học thi CFA tăng nhanh là do người có CFA có cơ hội vào làm ở bất kỳ tập đoàn tài chính lớn nào trên thế giới. Tại VN, do nhu cầu cao, nhiều học viên chỉ mới qua kỳ thi cấp độ 1 đã có các công ty “trải thảm đỏ” mời về làm việc với mức lương hấp dẫn”. Ở Mỹ, một chuyên viên phân tích có chứng chỉ CFA và dưới 5 năm kinh nghiệm có mức lương khoảng 149.000USD/năm (chưa kể các khoản thưởng và lương khác), với trên 10 năm kinh nghiệm, khoảng 325.000USD/năm. Tại Singapore là 152.000USD/năm, Hồng Kông là 179.000USD/năm và tại VN, lương một chuyên viên CFA đã qua 3 cấp độ là khoảng 90.000 – 110.000USD/năm.
Đào tạo CFA tại VN: Của khôn vật khó
Hằng năm, các kỳ thi CFA được tổ chức ở hơn 70 quốc gia trên thế giới và các thí sinh VN thường phải ra nước ngoài để thi, nhưng hiện nay, thi CFA đã được tổ chức ở Hà Nội và TP.HCM, cộng với nhu cầu nguồn cung đang nóng nên một số đơn vị đang lên kế hoạch mở thêm nhiều trung tâm đào tạo, luyện thi CFA. Tuy nhiên, giá học phí tại các trung tâm hiện chênh lệch khá lớn, từ 750USD – 1.350USD/cấp độ (khoảng 30 buổi học) và chất lượng đào tạo vẫn còn bỏ ngỏ.
Thực tế, các trung tâm đều mời giảng viên nước ngoài về giảng dạy, nhưng đa số là giảng viên các nước Singapore, Malaysia, còn giảng viên các nước châu Âu hầu như không có do chi phí cao. Thậm chí có giảng viên chưa có chứng chỉ CFA, kinh nghiệm làm việc không nhiều nhưng cũng được mời đứng lớp. Chuyên viên một công ty quản lý quỹ tại TP.HCM cho biết: “Ở VN, tìm người có chứng chỉ CFA để làm việc đã khó, huống chi đi dạy. Do thiếu giảng viên nên có trung tâm, giảng viên dạy ở cấp độ 1 vẫn tiếp tục “theo” học viên lên giảng dạy ở cấp độ 2, 3. Hoặc học viên học chứng chỉ Kiểm toán kế toán (ACCA), khi qua CFA, giảng viên dạy ACCA lại tiếp tục dạy nên chất lượng chắc chắn bị hạn chế, bởi mỗi cấp độ, chứng chỉ đòi hỏi sự chuyên sâu khác nhau của giảng viên. Ngoài ra, một số trung tâm còn biên soạn giáo trình tóm  lược vừa đơn giản, vừa sơ sài, đến nỗi học xong học viên chỉ có kiến thức lơ mơ”.
Muốn chọn một trung tâm tốt để học, chị Trà My tư vấn: “Bạn cần tìm hiểu trung tâm mình học có được Tổ chức ACCA (UK) hoặc CFA (US) cấp chứng chỉ không và tùy theo chất lượng, chứng chỉ này cũng được đánh giá theo cấp độ vàng, bạc, bạch kim. Sau đó là tìm hiểu về giảng viên, kinh nghiệm làm việc thế nào, có những chứng chỉ, bằng cấp gì…”.
Bà Bảo Châu chia sẻ: “Học CFA không chỉ tốn tiền mà còn tốn thời gian. Nó đòi hỏi tính tự học rất cao, cứ 100 giờ lên lớp, người bản xứ cần có 250 giờ học ở nhà, còn người VN mình cần 380 giờ. Ngoài học phí khá cao, mỗi kỳ thi phải đóng phí thi cho Tổ chức CFA khoảng 300USD, chưa kể các khoản phí khác cũng xấp xỉ số tiền trên. Do đó, người học CFA phải có mục tiêu rõ ràng thì việc học mới hiệu quả và không lãng phí. Đặc biệt, các bạn nên lập thành nhóm học để dễ trao đổi, chia sẻ thông tin do tài liệu học CFA rất nhiều và rất dài. Tuy nhiên, nếu để làm việc thì chỉ cần thi qua cấp độ 1 là đã có thể áp dụng vào công việc thực tế rất tốt”. Một vài học viên khác cũng đưa ra giải pháp: “Nếu không có kinh phí, bạn có thể tự học bằng cách liên hệ với Tổ chức CFA qua website: http://www.cfainstitute.org/cipm/enrollment.htm để họ gửi giáo trình cho mình, kết hợp với công việc thực tế và học hỏi thêm các chuyên gia trong lĩnh vực này; hoặc tìm hiểu về CFA qua các trang web: CFA Institute: http://www.cfainstitute.org, FTMS Global: http://www.ftmsglobal.com, CFA Online – self preparation:http://www.analystnotes.com, Sydney Society: http://www.securestore.cfas.org.au, Melbourne Society: http://www.membersocieties.org/melbourne/cfa“

C. Li thế ca bng CFA
•           Mang đến cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực đầu tư với thu nhập cao.
•           Được công nhận rộng rãi trên toàn cầu và ở Việt Nam.
•           Mang đến sự tín nhiệm và tôn trọng của khách hàng và đồng nghiệp.
•           Là một lợi thế cạnh tranh.
•           Kiến thức mang tầm quốc tế và khả năng ứng dụng cao.
•           Mang lại nhiều mối quan hệ trong lĩnh vực đầu tư.
•           Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả đầu tư cao.

 
D. So sánh giữa ACCA, CFA và CIMA
1. ACCA
Bằng ACCA do Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) cấp. Hiệp hội ACCA là tổ chức nghề nghiệp về kế toán, tài chính và kiểm toán quốc tế với hơn 140.000 hội viên và 404.000 học viên ở 170 quốc gia. Ở Việt Nam, các chương trình chuyên nghiệp của ACCA đã được bộ Tài chính Việt nam công nhận.
Chương trình ACCA bao gồm 14 môn tập trung vào:
•           Kế toán tài chính
•           Kế toán quản trị
•           Kiểm toán
•           Quản trị tài chính
•           Thuế
•           Luật
•           Phân tích kinh doanh
Điều kiện để trở thành hội viên ACCA:
•           Hoàn tất 14 môn ACCA (thi đậu hoặc được miễn giảm)
•           36 tháng kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, tài chính & kiểm toán. Kinh nghiệm này có thể tích lũy trước, trong hoặc sau khi hoàn tất các kỳ thi ACCA.
•           Hoàn tất bài kiểm tra đạo đức nghề nghiệp online.
Cơ hội nghề nghiệp với bằng ACCA:
•           Tổng giám đốc (CEO)
•           Giám đốc tài chính (CFO)
•           Giám đốc phụ trách họat động (COO – Chief Operation Officer)
•           Chủ phần hùn của công ty kiểm toán (Partner)
•           Ngân hàng đầu tư, ngân hàng bán lẻ.
•           Quản lý tài chính
•           Kế toán trưởng
•           Chủ doanh nghiệp
•           Kế toán
•           Kiểm toán…

2. CFA
CFA là chương trình nghề nghiệp của Hiệp hội CFA Hoa Kỳ. Hiệp hội CFA là tổ chức nghề nghiệp về đầu tư tài chính với hơn 101.000 hội viên (bao gồm hơn 90.000 người có chức danh CFA charter) ở trên 134 quốc gia. Khi thí sinh thi đỗ level 1 và 2 của chương trình CFA, thí sinh sẽ được bộ Tài chính Việt nam cho phép miễn thi một số chứng chỉ hành nghề liên quan đến đầu tư tại Việt Nam.
Chương trình CFA bao gồm 3 cấp độ tập trung vào:
•           Đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp đầu tư
•           Các công cụ để ra quyết định đầu tư bao gồm:
•           Xác suất thống kê
•           Kinh tế học
•           Phân tích báo cáo tài chính
•           Tài chính doanh nghiệp
•           Các sản phẩm đầu tư:
•           Cổ phiếu
•           Trái phiếu
•           Các sản phẩm dẫn xuất: kỳ hạn, tương lai, quyền chọn, hoán đổi.
•           Các sản phẩm đầu tư khác: quỹ, kim loại quý, bất động sản, hàng hóa….
•           Quản lý danh mục đầu tư
Điều kiện để được cấp chức danh CFA charter
•           Hoàn tất kỳ thi của 3 cấp độ
•           48 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực ra quyết định đầu tư. Kinh nghiệm này có thể tích lũy trước, trong hoặc sau khi hoàn tất các kỳ thi CFA.
Cơ hội nghề nghiệp với bằng CFA:
•           Công ty đầu tư và quản lý quỹ
•           Môi giới
•           Ngân hàng đầu tư
•           Quản lý tài sản khách hàng cá nhân
•           Quỹ phòng ngừa rủi ro
•           Công ty bảo hiểm

3. CIMA
Bằng CIMA do Hiệp hội kế toán Quản trị Anh Quốc (CIMA) cấp. Hiệp hội CIMA là tổ chức nghề nghiệp về kế toán quản trị quốc tế với hơn 171.000 hội viên và học viên ở 165 quốc gia.
Chương trình CIMA bao gồm 15 môn tập trung vào:
•           Quản lý doanh nghiệp (quản lý hoạt động, nhân sự, marketing, mối quan hệ, dự án, thay đổi…);
•           Quản lý kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; và
•           Quản lý tài chính doanh nghiệp
Điều kiện để trở thành hội viên CIMA:
•           Hoàn tất 15 môn CIMA (thi đậu hoặc được miễn giảm)
•           36 tháng kinh nghiệm làm việc trong thực tế. Kinh nghiệm này có thể tích lũy trước, trong hoặc sau khi hoàn tất các kỳ thi CIMA
Cơ hội nghề nghiệp với bằng CIMA
•           Kế toán quản trị trong doanh nghiệp
•           Quản trị tài chính doanh nghiệp
•           Lập kế hoạch và chiến lược
•           Quản trị doanh nghiệp
•           Quản lý rủi ro
•           CFO
•           CEO
•           Tư vấn quản trị doanh nghiệp
Thông qua những thông tin cơ bản trên, học viên cần phải xác định mục tiêu nghề nghiệp lâu dài của mình trước khi quyết định theo học một chương trình nghề nghiệp.
 
Nguồn: Sưu tầm

 
Follow us on Facebook f
Giỏ hàng của tôi (0)

Chat Facebook