So sánh sản phẩm
chọn tối đa 4 sản phẩm

Những LỖI thường gặp trong khi làm bài tập CFA

Ngày đăng : 23:22:14 07-08-2016
Đây là những LỖI thường gặp trong khi làm bài tập CFA (thường là ở Level1), từ những nguồn trên mạng lượm được và cả “kinh nghiệm xương máu” của bản thân mình tổng hợp+dịch lại cho các bạn, tất cả thuật ngữ mình đều giữ lại và không việt hóa (để trong “ “ hoặc trong ngoặc) vì bạn phải quen để khi đọc câu hỏi thật không bị bỡ ngỡ.
Theo đánh giá chủ quan thì những LỖI ở trên thì thường gặp hơn, càng xuống dưới thì càng hiếm gặp.Khuyên các bạn nên coi lại nhiều lần, không phải là các bạn không biết mà tại vì quá tự tin mình đã biết nên dẫn đến chủ quan, mất điểm không đáng có:
– Quên không chuyển sang chế độ BGN (BEGIN – Annuity Due)
– Tính zero-coupon bond mà không chuyển qua “semi-annual” (nhầm N và I/Y)
– Không nhân đôi I/Y của “semi-annual” trong khi bài toán yêu cầu tính “annual yield”
– Nhập sai thời gian chiết khấu (discount period): ví dụ: nhập vào 5 năm thay vì 4 bởi vì câu hỏi về việc thanh toán đầu/cuối năm.
 – Quên căn bậc 2 “Variance” để tính “standard deviation” (đây là lỗi chủ quan, sau khi bấm máy tính từ một dãy phép tính dài, ra kết quả các bạn chủ quan + bẫy câu trả lời => sai)
– Chủ quan khi không đọc câu hỏi kỹ, đã cho “market premium” thì không cần phải trừ “risk free rate” nữa.
– Tự mặc định là “normal distribution” không khi câu hỏi không hề đề cập tới (dẫn đến việc bạn ngộ nhận một số tính chất của hàm “normal distribution” như: “symmetric”,…=> thường là những câu hỏi về % biến nằm trong vùng nào, lúc đó thì chỉ cần sử dụng “Chebyshev’s inequality”) – Quên những thuật ngữ đồng nghĩa như: coupon rate=nominal rate, market maker=specialist.
– Không cẩn thận với những câu hỏi đánh lừa giữa “sample” và “population”
 – Nhầm lẫn về việc sử dụng đường SML để xác định “undervalue” hay “overvalue” nhờ so sánh “Estimated return” và “Required Return” (nên nhớ ở TRÊN (BÊN TRÁI) đường SML thì là UNDERVALUED)
– Nghĩ rằng khi “Covariance1” lớn hơn Covariance2 thì nghĩa là sẽ có “stronger relationship”, nhưng thực chất phải sử dụng “Correlation” mới có thể chuẩn hóa được sự so sánh này (vì còn yếu tố standard deviation) – Quên việc phải trả thuế cho phần lãi suất ẩn (implicit interest) cho” Zero-coupon bond”, đây chính là Disadvantage của “STRIPS”
 – Không phát hiện ra trong một số câu hỏi, đằng sau những công thức toán học phức tạp thì bạn có thể giải nó chỉ bằng một sự suy luận nhanh + đáp án từ phần multiple choice (ví dụ: “realized rate of return” chắc chắn sẽ nằm giữ YTM và “Reinvestment Rate “(đối với những câu hỏi không đề cập tới việc Reinvestment rate=YTM)
 – Quên rằng trong FRA (Forward Rate Agreement) thì bên LONG sẽ có lợi khi lãi suất tăng.
 – Quên rằng việc trả Swap là ở cuối kỳ.
 – “Equity margin” = borrowing (hai thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau: security margin sẽ khác margin trong Derivative(cụ thể là phần Future, v.v…)
– Xem bất kỳ yếu tố gì liên quan tới bất động sản (real-estate) sẽ là “real estate investing” (ví dụ như MBS/CMO không thuộc real-estate investing, mặc dù pool of assets có bao gồm real-estate)
– Giá trị thị trường (market value) của real estate không bằng giá trị đầu tư (investment value).
– Khấu hao kinh tế (economic depreciation) và khấu hao kế toán (accounting depreciation) hoàn toàn khác nhau. Eco. Depreciation thì về giá trị còn Acc. Depreciation thì về sự phân chia.
– Vứt bỏ hoàn toàn “Duties to employers” khi bảo vệ khách hàng/thị trường (liên quan tới Whistleblower –không nên lạm dụng/làm quá)
 – Tài nguyên không thể tái tạo được (non-renewable resources) có elastic supply
– Đất không khấu hao được
– Đối với “operating lease” thì “working capital” sẽ cao hơn. Trong trường hợp “capital lease” thì “Current liability sẽ tăng một khoảng bằng “lease obligation” mà không hề tăng trong “current asset”
Market risk = systematic risk = non-diversifiable risk = rủi ro được bồi thường
– “Sinking fund provision” là “obligation” chứ không phải là quyền đối với khoảng nợ hoàn trả tiền vay (right to pay-down debt).
– Khi OAS < z-volatility spread thì option này có lới với người phát hành và đó là call option.
– The tax expense – DTL = Tax payable – DTA – GIPs: định nghĩa “firm asset” nên bao gồm cả “fee paying” và “non fee paying”, “discretionary và “non-discretionary accounts”.
 – GIPs: một “composite” phải bao gồm tất cả “fee-paying discretionary accounts”. Phần “non-fee paying” có thể được them vào nếu đã “disclosed”. “Non-discretionary” không thể thêm vào.
 – Đường “efficient frontier” biểu thị “return” và “standard deviation”. Đường CML dựa vào “total risk”/- Đường CML dựa vào “systematic risk” – tính bởi beta
 – Beta = (Covariance của asset và market)/(“market variance”). Không có sự tương quan giữa asset với thị trường.
– Thành phần của risk bao gồm: “Country”, “liquidity”, “exchange rate”, “financial”, and “business”.
– TIPs không có phần “coupon” chỉ có phần “principal” thay đổi theo lạm phát (inflation)
– “Dividend Payout Ratio” và “Retention Ratio” không có mối quan hệ với nhau.
– “Price” được niêm yết (quote) theo giá “clean” và trả theo giá “dirty”.
– GIPs:“Performance results” không cần phải kiểm toán (audited) và xác thực (verified)
– McCullum = Monetarist (new). Taylor = Keynesian (new)
 – “Volatility” luôn tăng giá trị của option. Việc có tăng hay không giá trị của “bond” phụ thuộc vào việc liệu option đó có lợi cho người phát hành hay người nắm giữ.
– Khi không chắc chắn thì nên sử dụng giá thị trường (market price) chứ không phải là giá trị sổ sách (book prices)
– “frictional” và “structural unemployment” là tỉ lệ chắc chắn có. Còn “cyclical unemployment” thì giao động cùng với “business cycle”. – “wealth effect” khác so với “income effect”.
 “Wealth effect” là khi lạm phát sẽ khiến tiết kiệm nhiều hơn để có thể tái lập lại sức mua thật sự lúc ban đầu. “Income effect” là khi mọi người làm việc ít đi, càng có nhiều tiền hơn.
– Trong dài hạn, tăng cung tiền “money supply” sẽ tăng giá khi các yếu tố khác không đổi.
– “Unanticipated inflation” khiến cho việc đưa ra quyết định về lương (wage rate) và “borrowing/leading” không chính xác.
 – “Anticipated inflation cũng dẫn đến việc không hiệu quả của thị trường (market inefficiency) bởi vì mọi người lãng phí thời gian vào việc làm cách nào tránh lạm phát, đầu tư ít hơn…
– “Anticipated inflation” đơn giản giống như việc dịch chuyển lên trên của đường LAS (Long-term Aggregate Supply curve)..”Real GDP” sẽ bằng “Potential GDP”. “Unanticipated inflation” là đối xứng với trường hợp “demand pull inflation”.
– “Book value” của debt được báo cáo dựa trên tỉ suất của thị trường lúc phát hành, và có thể thay đổi trong suốt “life of debt”.
 – Khi một phần rủi ro người bán chịu thì “Receivables Sales” sẽ là một “collateralized loan” hiệu quả.
Cơ hội “arbitrage” với “adnormal return” có thể sẽ không mang lại lợi suất dương (position return)

Mong rằng note này sẽ giúp mọi người hạn chế bớt lỗi sai trong bài thi sắp tới. “Không phải cố gắng trả lời càng nhiều câu hỏi khó, mà hạn chế sai ở những câu hỏi dễ
 
Nguồn: Sưu tầm
Tags:,
Follow us on Facebook f
Giỏ hàng của tôi (0)

Chat Facebook