I. CFA là gì?
Chartered Financial Analysis - CFA là một chứng chỉ dành riêng cho các nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: chứng khoán, đầu tư và quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính.
CFA là một chương trình chuẩn toàn cầu để đánh giá năng lực của nhà phân tích tài chính trên cơ sở củng cố và phát triển những kiến thức cơ bản của đầu tư. Các thí sinh sẽ phải trải qua 3 vòng thi CFA, từ trình độ 1 đến 3, với thời gian là 6 tiếng cho mỗi kỳ để đánh giá khả năng áp dụng những quy tắc đầu tư ở mức độ chuyên nghiệp cao. Thông thường, mỗi kỳ thi đòi hỏi ít nhất 250 giờ học để chuẩn bị và phụ thuộc vào trình độ của từng thí sinh. Hàng năm, các kỳ thi CFA được tổ chức ở hơn 70 quốc gia trên thế giới. Điều kiện đầu tiên để được hành nghề với vị trí phân tích tài chính chuyên nghiệp, bạn phải đỗ 3 kỳ thi nói trên. Hơn nữa bạn phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp trong lĩnh vực đưa ra quyết định đầu tư. Ngoài ra, bạn còn phải là thành viên của Hiệp hội CFA (CFA Institute).
Như vậy, nói một cách đơn giản thì CFA được dùng để đánh giá trình độ của những chuyên gia tài chính ‘cao cấp’ và được quốc tế công nhận. Trước đây, các thí sinh Việt Nam thường phải ra nước ngoài, nhất là các nước Châu Á, để thi CFA nhưng hiện nay các cuộc thi CFA đã được tổ chức ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ năm 2011, các thí sinh Việt Nam đã có thể thi Level I ở cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cả 2 đợt tháng 6 và tháng 12.
Các trung tâm luyện thi CFA có uy tín ở Việt Nam:
1. AFTC
2. FTMS
3. Stalla
Financial Risk Manager - FRM là chứng chỉ quốc tế được công nhận bởi Hiệp hội các chuyên gia quản trị rủi ro quốc tế (GARP). Để đạt được chứng chỉ, các ứng viên phải hoàn thành hai kỳ thi nghiêm ngặt bao gồm các lĩnh vực trong quản trị rủi ro tài chính,có kinh nghiệm làm việc ít nhất 2 năm trong lĩnh vực quản trị rủi ro chuyên nghiệp và các yêu cầu khác.
Chứng chỉ FRM
FRM là căn cứ chứng minh trình độ của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý rủi ro tài chính, đặc biệt là những người có liên quan tới việc phân tích, kiểm soát, hoặc đánh giá rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường cũng như các yếu tố rủi ro khác. Người nắm giữ chứng chỉ FRM thường làm việc cho các Ngân hàng đầu tư, Công ty quản lý tài sản cũng như các tập đoàn và cơ quan chính phủ. Top các tổ chức thường sử dụng người có chứng chỉ FRM bao gồm: Deutsche Bank, HSBC, UBS, KPMG, Ernst & Young (EY) & Pricewaterhouse Coopers (PwC).
Lịch sử hình thành và phát triển
Chứng chỉ FRM đầu tiên được GARP trao vào năm 1997. Từ đó tới nay, chương trình này đã phát triển một cách nhanh chóng, đạt tỷ lệ tăng trung bình 25%/năm trong giai đoạn 2001 - 2010. Sự tăng trưởng này không chỉ xuất hiện ở Mỹ mà còn xuất hiện cả ở Châu Âu và Châu Á.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 với đỉnh điểm là sự phá sản của Lehman Brothers và các tổ chức khác đã khiến vai trò của quản trị rủi ro tài chínhtrở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tính đến tháng 9 năm 2010, GARP đã có hơn 101.000 thành viên ở trên 90 quốc gia trên thế giới trong đó có 26.000 thành viên có chứng chỉ FRM. Ngày nay, FRM đã được cả thế giới công nhận là chứng chỉ tiêu chuẩn dành cho các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực quản lý rủi ro tài chính.
Chương trình giảng dạy
Chương trình giảng dạy FRM được xây dựng dựa trên kiến thức tổng hợp của GARP và các học viện tài chính hàng đầu thế giới, nhấn mạnh vào ứng dụng thực tế của các lý thuyết về quản trị rủi ro tài chính và đảm bảo cho các học viên có được kiến thức sâu rộng, vững chắc về lĩnh vực này. Các lĩnh vực chính mà chương trình giảng dạy này đề cập đến bao gồm:
+ Market, credit, operational, liquidity, and integrated risk management
+ Quantitative methods
+ Capital markets
+ Investment management and hedge fund risk
+ Relevant regulatory and legal issues essential to risk professionals
Website: http://tailieucfa.vn
Hotline: 0977 451 066 (SMS - Zalo - Viber)
0964 404 765
Fb Admin: https://www.facebook.com/hoangthuy.art
Fanpages: https://www.facebook.com/sachCfaFrm/
Email : shoptailieucfa@gmail.com
Skype : hoangthuy217